Monday, April 25, 2016

Đinh lăng được nhiều người biết đến là một cây trông được làm kiển hay nó còn được biết đến là một cây thuốc rất tốt cho cơ thể và có tác dụng chữa bệnh tốt.

Đinh lăng là cây trồng khá phổ biến từ lâu ở nhiều nơi để làm cảnh. Chỉ có loài đinh lăng lá nhỏ (Tieghemopanax Fruticosus Vig) thuộc họ nhân sâm (Araliaceae) được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Người ta thu hoạch rễ đinh lăng vào mùa thu- đông ở những cây đã trồng được 3 năm trở lên; lúc này rễ mềm, có nhiều hoạt chất. Rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân. Rễ nhỏ thì dùng cả, rễ to chỉ dùng vỏ rễ. Thái nhỏ rễ, phơi khô ở chỗ mát, thoáng gió đảm bảo mùi thơm và phẩm chất. Khi dùng, để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5%, sao qua rồi tẩm 5% mật ong, sao thơm. Dược liệu có tên thuốc trong y học cổ truyền là nam dương lâm, có vị ngọt nhạt, hơi đắng, mùi thơm, tính mát bình không độc, được dùng dưới các dạng thuốc sau:


Cây và rễ đinh lăng.

- Thuốc sắc:

Rễ đinh lăng thái nhỏ, sao vàng 8-16g, sắc với 400ml nước còn 100ml, dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ, uống thay chè để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa (Hải Thượng Lãn Ông).

- Thuốc ngâm rượu: Rễ đinh lăng khô 100g không sao tẩm, tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu 30-35 độ trong 7-10 ngày. Thỉnh thoảng lắc đều. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5-10ml trước bữa ăn nửa giờ.

- Thuốc hãm: Rễ đinh lăng đã sao tẩm 5-10g, thái nhỏ, hãm với  nước sôi như hãm trà, uống làm nhiều lần trong ngày.

- Thuốc bột và thuốc viên: Rễ đinh lăng sao tẩm 100g, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 0,5-1g. Hoặc trộn bột đinh lăng với mật ong vừa đủ làm thành viên, mỗi viên 0,25 - 5g. Ngày uống 2-4 viên, chia làm 2 lần.

Rễ đinh lăng phối hợp với nhiều vị thuốc khác còn chữa được những bệnh sau:

- Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, đau tức ngực, nước tiểu vàng: rễ đinh lăng tươi 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quýt 10g, rễ sài hồ 20g, lá tre 20g, cam thảo dây 30g, rau má 30g, chua me đất 20g. Tất cả thái nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 250ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

- Chữa thiếu máu: rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh mỗi vị 100g; tam thất 20g, tán nhỏ, rây bột sắc uống ngày 100g.

- Chữa viêm gan mạn tính: rễ đinh lăng 12g, nhân trần 20g, ý dĩ 16g, chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì mỗi vị 12g; uất kim, ngưu tất mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Chữa liệt dương: rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long mỗi vị 8g, sa nhân 6g. Sắc suống trong ngày.

Theo: Sức khỏe và đời sống.

Thông cáo bên lề:

Sâm ngọc linh được xếp vào hàng đẵng sâm vì tác dụng chữa bách bệnh của sâm ngọc linh và nó còn được gọi là thần dược, sâm ngọc linh có nhiều tác dụng đối với sức khỏe và đặc biệt nó còn có thể chữa được bệnh sinh lý cho quý ông, yếu sinh lý, liệt dương, lãnh cảm.

Sâm ngọc linh được tìm thấy ở các vùng núi Tây Nguyên và các tỉnh như Kon Tum, Gia Lai, Quảng Nam. Xưa sam ngoc linh có tác dụng giúp cho bộ đội chữa bệnh và người dân tộc xê đăng dùng loại nấm này như một thảo dược trị bá bệnh.

Lá cây dâu tằm còn có tên tang diệp. Theo Đông y, lá dâu vị đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can; Có tác dụng phát tán phong nhiệt...

Lá cây dâu tằm còn có tên tang diệp. Theo Đông y, lá dâu vị đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can; Có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh phế chỉ khái, thanh can minh mục. Dùng trị cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, khát nước khô miệng. Hằng ngày dùng 6 - 15g dưới dạng nấu, hãm, sắc...  Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh có lá dâu:

Phát tán phong nhiệt:

Trị các chứng cảm mạo phong nhiệt mới phát, miệng khát, rêu lưỡi hơi vàng hoặc ho do phong ôn: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, liên kiều 12g, bạc hà 4g, cam thảo 4g, hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, lô căn 20g. Sắc uống.



Trị phong nhiệt, ho nhiều, tức ngực, khạc đờm vàng: lá dâu 12g, kim ngân 12g, bạc hà 10g, cúc hoa 10g, ngải cứu 10g, xạ can 8g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 5 thang.

Phòng sốt xuất huyết: lá dâu 12g, lá khế 16g, sắn dây 12g, mã đề 12g, sinh địa 12g, lá tre 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống thường ngày trong thời gian có dịch.

Mát phổi, dịu ho:

Bài 1: Thang tang hạnh: tang diệp 8g, hạnh nhân 12g, bối mẫu 8g, đậu xị 4g, chi tử bì 8g, lê bì 8g, sa sâm 8g. Sắc uống. Trị ho khan không đờm, đau đầu, phát sốt, lưỡi đỏ.

Bài 2: tang diệp, bạch cương tằm 10g, bạc hà 5g. Sắc uống. Chữa đau họng, ho khan.

Làm mát gan, sáng mắt:

Bài 1: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, thảo quyết minh 8g. Sắc uống. Trị viêm màng tiếp hợp, mắt đỏ sưng đau.

Bài 2: tang diệp 63g, mang tiêu 12g. Sắc lá dâu lấy 500ml nước, bỏ bã, hoà tan mang tiêu, rửa mắt khi còn ấm. Trị đau mắt hột, đau mắt, ngứa mắt.

Hạ huyết áp: tang diệp 20g, tang chi 20g, sung uý tử 20g, thêm 1.000ml nước, sắc lấy 600ml; ngâm rửa chân 30 – 40 phút trước khi đi ngủ.

Món ăn thuốc có tang diệp:

Trà tang diệp cúc hoa bạc hà cam thảo: tang diệp 10g, cúc hoa 10g, bạc hà 10g, cam thảo 10g. Cho nước sôi pha hãm uống thay nước trà. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt.

Trà tang diệp cúc hoa kỷ tử quyết minh tử: tang diệp 9g, cúc hoa 9g, kỷ tử 9g, quyết minh tử 6g, pha nước sôi uống thay trà. Dùng cho người đau đầu hoa mắt chóng mặt.

Cháo tang diệp cúc hoa: tang diệp 10g, cúc hoa 12g, đậu xị 10g, gạo tẻ 60g. Các dược liệu nấu sắc lấy nước, gạo đem nấu cháo, cháo chín cho nước sắc vào nấu tiếp cho sôi đều, cho ăn nóng. Món này tốt cho người đau nhức mắt do viêm kết mạc, đau dây thần kinh V do chấn thương vùng mặt.

Phổi lợn hầm tang diệp huyền sâm: tang diệp 15g, huyền sâm 20g, phổi lợn 250g. Tang diệp, huyền sâm gói trong vải xô, phổi lợn rửa sạch thái lát. Các vị hầm kỹ, bỏ túi dược liệu ra, thêm gia vị vừa ăn. Dùng liền 5 - 10 ngày. Món này tốt cho người viêm tắc tuyến lệ gây viêm khô kết mạc mắt.

Kiêng kỵ: Khi ban sởi đã mọc rồi không nên dùng.
BS. Tiểu Lan

Thông cáo bên lề:

Thảo dược sâm ngọc linh tự nhiên thường mọc ở những nơi có tán cây rừng ở khu rừng nhiệt đới. Hiện nay ở tinh Kontum và Ngọc Linh đang phát triển dự án rất lớn trong việc bảo tồn loại sâm quý giá này. Sâm ngọc linh với chất lượng cũng như hàm lượng saponin rất cao nên được đánh giá là loại sâm tốt nhất thế giới.

Sâm Ngọc Linh được tìm thấy nhiều ở miền Trung và Tây Nguyên của vùng núi Ngọc Linh của tỉnh Gia Lai, KonTum, Quảng Nam – Đà Nẵng. Đây là thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, sâm Ngọc Linh dùng để giúp chữa bệnh thường gặp cho bộ đội và tăng cường sinh lực cho các chàng trai, bệnh tật c , trong làng của đồng bào dân tộc  Xê Đăng ở Gia Lai và Kon Tum.



Vào mùa hè chúng ta thường khiến cho cơ thể mệt mỏi vì mất nước, với những loại thức uống có gas như hiện nay có thể nói là một lựa chọn khó khăn cho người tiêu dùng. Thay vì đó chúng ta tìm ra những loại thảo dược trong đông y giúp cho cơ thể thanh nhiệt và giải khát rất tốt.

Cát căn còn gọi sắn dây cam cát, cát căn... Không chỉ là thức uống giải khát dân dã trong mùa hè, nó còn tác dụng giải nhiệt, trị cảm rất tốt. Sắn dây chứa flavonoids (daizein, puerarin, formononetin, genistein, puerarol, kakkonein...), triterpenoids (sophoradiol, soyasapogenol...) và các hợp chất carbohydrate (tinh bột 10 - 14%, mannitol, pinitol) miroessterol, succinic acid, allantoin. Có tác dụng chống co giật, hạ sốt, tăng cường nhu động dạ dày ruột, làm giãn mạch vành, chống loạn nhịp tim, hạ huyết áp, làm giảm nồng độ đường huyết, chống kết dính tiểu cầu.



Theo Đông y, sắn dây vị ngọt, cay, tính bình; vào các kinh tỳ và vị. Có tác dụng giải biểu thanh nhiệt, giải cơ thấu chẩn chỉ khát, sinh tân chỉ tả. Trị cảm sốt đau đầu, đau cứng vùng đầu cổ vai, sốt nóng khát nước, lỵ, tiêu chảy, ban sởi mọc chậm không đều. Hằng ngày có thể dùng  6 - 16g bằng cách nấu luộc, chưng hầm, vắt lấy nước. Xin giới thiệu một số bài thuốc trị bệnh từ sắn dây.

Trị ngoại cảm, sốt cao, đau nhức đầu, mí mắt, tim hồi hộp, không ngủ được, phiền khát, đau cứng vùng cổ: dùng bài Thang sài cát giải cơ: sài hồ 4g, cát căn 8g, khương hoạt 4g, bạch truật 4g, hoàng cầm 4g, thược dược 4g, cam thảo 2g, cát cánh 2g, thạch cao 8g, gừng sống 3 lát, đại táo 2 quả. Sắc uống.

Cát căn (sắn dây) không chỉ làm nước giải khát trong mùa hè, còn trị cảm sốt, đau đầu…

Trị viêm ruột cấp tính, lỵ, mình nóng, phiền khát: dùng bài Thang cát căn hoàng cầm hoàng liên: cát căn 12g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 4g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Trị bệnh sởi mới phát chưa mọc đều:

Bài 1 - Thang cát căn: cát căn 12g, ngưu bàng tử 12g, kinh giới 8g, thuyền thoái 4g, liên kiều 16g, uất kim 8g, cam thảo 8g, cát cánh 8g. Sắc uống.

Bài 2: cát căn 10g, thăng ma 10g, cam thảo 10g, ngưu bàng tử 10g. Sắc uống.
Sinh tân dịch, dịu khát:

Bài 1: cát căn 12g, thạch cao sống 20g, tri mẫu 8g. Sắc uống. Các chứng nhiệt mới phát, phiền nóng khô miệng.

Bài 2 -  Cát căn thang: cát căn 12g, ma hoàng 9g, quế chi 6g, sinh khương 9g, cam thảo chích 6g, thược dược 8g, đại táo 10 quả. Sắc bỏ bã chia uống 3 lần trong ngày. Chữa cổ cứng, miệng khát, sợ gió, không có mồ hôi.

Nhuận gân, chống giật:

Bài 1: cát căn 8g, kim ngân hoa 6g, hoàng cầm 4g, ngô công 2 con, toàn yết 2 con, bạch thược 6g, hoàng liên 3g, cam thảo 2g. Chữa trẻ viêm não tủy, co rút vùng lưng.

Bài 2: cát căn 20g. Sắc uống. Trị tăng huyết áp, vùng cổ bị đau cứng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Thông cáo bên lề:

Thảo dược sâm ngọc linh tốt nhất thế giới đang trong giai đoạn nóng nhất ở Việt Nam, sâm ngọc linh được đánh giá là loại sâm tốt nhất thế giới. Nó mang trong bản thân saponin rất cao và thậm chí cao hơn cả sâm Hàn Quốc và Triều Tiên, một số nước trên thế giới khác..Bởi thế sâm ngọc linh với chất lượng và giá thành khá cao hiện nay từ 30 đến 40tr/kg khiến cho nhiều hộ ở vùng núi trồng sâm đang mở rộng vườn trồng sâm và giúp cho các hộ mang lại thu nhập kinh tế khá cao đặc biệt là người dân ở huyện Trà My và Ngọc Linh, sâm ngọc linh kontum.

Wednesday, April 20, 2016

Trong các bài thuốc dân gian thì bài thuốc chữa viêm họng bằng me chua dất hoa vàng đang được nhiều người sử dụng rất hiệu quả, hoa me chua dất có vị chua , tính mát và tác dụng trong việc làm dịu và hạ huyết áp, lợi tiêu hóa. Thường hoa chua me đất được sử dụng trong việc chữa trị viêm hoạng, viêm gan và bệnh đường tiết niệu. Đối với chấn thường và mụn nhọt nó cũng điều trị rất tốt.
 Chua me đất hoa vàng còn có tên khác là tạc tương thảo, toan tương thảo, ba chìa, tam diệp toan... Là cây thảo, sống nhiều năm, mọc bò sát đất. Thân mảnh, thường có màu đỏ nhạt, hơi có lông. Lá có cuống dài mang 3 lá chét mỏng hình tim. Hoa mọc thành tán gồm 2-3 hoa, có khi 4 hoa màu vàng. Quả nang thuôn dài, khi chín mở bằng 5 van, tung hạt đi xa. Hạt hình trứng, màu nâu thẫm, dẹt, có bướu.
Cây mọc hoang khắp nơi, thường ở chỗ đất ẩm mát trong vườn, ở bờ ruộng và các bãi đất hoang. Nhân dân thường dùng cây tươi làm rau ăn và làm thuốc, ít khi phơi khô.
Chua me đất hoa vàng.
Đơn thuốc có sử dụng chua me đất hoa vàng:
Trị viêm họng, họng sưng đau: Chua me đất hoa vàng 50g, muối 2g, hai thứ nhai nuốt từ từ.
Sốt cao, trằn trọc, khát nước: Dùng chua me đất hoa vàng một nắm giã nát, cho thêm nước vào vắt lấy nước cốt uống.
Ho do thử nhiệt: Chua me đất hoa vàng  40g, rau má 40g, lá xương sông 20g, cỏ gà 20g. Các vị thuốc đều dùng tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước, thêm 1 thìa đường, đun sôi lại, chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa ho gà: Lá chua me đất hoa vàng 10g, rễ chanh 12g, lá hẹ 8g, lá xương sông 8g, hạt mướp đắng 5g, phèn phi 2g, sắc lấy nước đặc, thêm đường uống.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Chua me đất hoa vàng 30g, hạ khô thảo 10g, cúc hoa vàng 15g, sắc uống ngày 1 lần.
Hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da: Chua me đất hoa vàng 30g, sắc lấy nước chia vài lần uống trong ngày. Hoặc: Chua me đất 30g, thịt lợn nạc 30g, nấu thành canh, ăn cả nước lẫn cái.
Đại, tiểu tiện không thông: Chua me đất hoa vàng, mã đề, mỗi thứ một nắm (khoảng 20g), rửa sạch, thêm chút đường, giã nát, vắt lấy một chén nước cốt uống.
Chấn thương, bị ngã sưng đau: Chua me đất hoa vàng một nắm to, chưng nóng rồi xoa bóp vào chỗ bị thương.
Lưu ý: Trong thân và lá chua me đất có axit oxalic và nhất là oxalat kali với hàm lượng cao có thể tạo ra sỏi oxalat trong bàng quang mà sinh bệnh sỏi. Do đó, những người đã bị sỏi thận không nên dùng. Cần thận trọng với phụ nữ có thai.
Lương y Nguyễn Văn Quyết

Thông cáo bên lề:

- Sâm ngọc linh nhiều năm tuổi và từ 10 năm tuổi trở lên thì sâm có hàm lượng dược chất rất cao. Ở loại sâm này thì giá bán không hề rẻ, vì theo nhiên cứu thì hàm lượng saponin trong loại sâm này có tác dụng rất tốt cho sức khỏe và saponin của nó còn cao hơn cả sâm Hàn Quốc và Sâm Triều Tiên, và một số nước khác.
- Sâm ngọc linh tự nhiên thuộc tỉnh Quảng Nam kontum, đây là một loại sâm có giá trị cao về y học  và giá trị kinh tế cao.

Rau mác chúng ta thường sử dụng để làm một món rau trong các bửa ăn, rau mác có vị đắng, tính mắc và có tác dụng trong việc giải độc, giải nhiệt và trừ thũng, giảm đau.
 Rau mác hay còn gọi là từ cô thuộc họ Trạch tả. Là loại cây thảo sống nhiều năm, có thân nằm dưới đất, ở đầu phình thành củ. Lá hình mũi mác, có 3 thuỳ nhọn, cuống lá dài. Cán hoa mọc đứng, trần dài 20-90cm, mang hoa từ nửa trên. Hoa trắng, khá to, tập hợp thành chùm đứt đoạn, xếp đối nhau hoặc thành 3 cái một. Quả bế dẹp. Ở vùng cao bà con thường lấy rau mác để làm thức ăn, lá non và cuống lá thường được làm rau luộc, xào hay nấu canh ăn. Củ rau mác thu hoạch vào mùa đông, dùng để nấu hay luộc ăn.
Một số bài thuốc cụ thể:
Bài 1: Chữa rối loạn tiêu hóa do thức ăn: Rễ củ rau mác 100g cạo sạch vỏ ngoài, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống làm 2-3 lần trong ngày. Dùng liền 2-3 ngày. Ngoài ra cần ăn cháo đỗ xanh để giải độc, nếu tình trạng không thuyên giảm cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị thích hợp.
Bài 2: Chữa khí hư: Rễ củ rau mác 30g giã nhuyễn, thêm chút mật ong cho vào bát nhỏ, hấp cách thủy cho chín, ăn lúc nóng. Ăn liền 1 tuần.

Rau mác có tác dụng giải nhiệt.
Bài 3: Chữa phù thũng: Cả cây rau mác phơi khô 20g, rễ thủy xương bồ 12g thái nhỏ. Tất cả cho vào ấm đổ 500ml nước sắc nhỏ lửa còn 150ml, uống làm hai lần trong ngày. 9 ngày 1 liệu trình.
Bài 4: Trị hôi nách: Lá non rau mác rửa sạch, giã nhỏ, lấy nước bôi vào nách trước khi đi ngủ, sáng ngủ dậy rửa sạch và xát nước cốt quả chanh vào nách rất hiệu quả.
Bài 5: Chữa mụn nhọt sưng đau: Lấy lá non rau mác, rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào tổn thương sau đó lấy vải băng lại, 2 giờ thay băng một lần. Ngày đắp 3 lần.
Bài 6: Chữa mẩn ngứa: Rễ củ rau mác và củ mài (lượng bằng nhau) cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô rồi tán thành bột mịn, xoa hằng ngày.
Ngoài ra, ở nhiều nơi bà con thường sử dụng củ rau mác dùng làm thuốc bổ dương, cường tráng và  dùng làm thuốc cầm máu khi bị tai nạn lao động rất hiệu nghiệm.
Lương y Hữu Đức
Thông cáo bên lề:
- Bài thuốc đông y loại nhân sâm ngọc linh tốt nhất thế giới, sâm ngọc linh mang nhiều tác dụng đối với tác dụng đối với sức khỏe. Đặc biệt loại nhân sâm ngọc chỉ trồng được ở vùng miền núi và ở vùng núi ngọc linh. Hiện giá sâm ngọc linh kontum đang ở mức giá là từ 30 - 40 triệu 1kg và tùy vào từng củ, có rất nhiều của và có củ lên đến vài trăm triệu.

Đây là một cây thuốc vị ngọt và tính nhiệt hơi độc, loại cây quế nhục này có tác dụng đối với thận và tỷ, bổ dương, ôn trung và tán hàn, ôn thông kinh mạch và điều hòa khí huyết.
 
Quế nhục còn có tên khác là ngọc quế, quan quế, quế bì, quế tâm...; là vỏ khô của thân cây quế (Cinnamomum sp.). Quế nhục chủ yếu chứa các tinh dầu (eugenol, cinnamic aldehyde,...); ngoài ra còn có tannin, chất nhầy, chất màu, nhựa; và các hợp chất đường (glucose, fructose, sucrose...). Có tác dụng giải nhiệt hạ sốt với liều thấp, trấn tĩnh chống kinh giật, chống nghẽn mạch, chống huyết tắc huyết khối, lợi niệu, chống viêm, kháng khuẩn...
Theo Đông y, quế nhục vị cay ngọt, tính rất nhiệt, hơi độc; vào các kinh can, thận và tỳ. Có tác dụng ôn thận tráng dương, ôn trung tán hàn, ôn thông kinh mạch khí huyết. Dùng cho các trường hợp tỳ thận dương hư, sợ lạnh, tay chân lạnh, đau bụng tiêu chảy, liệt dương, di tinh di niệu, thống kinh do hàn thấp, phong hàn thấp tý, khí huyết hư, cơ thể suy nhược, mạch tay chân lạnh, các vết thương phẫu thuật mụn nhọt để lại những chỗ rò dai dẳng... Liều và cách dùng: 2 - 6g bằng cách nấu, hầm, pha hãm, ngâm sắc.
Một số cách dùng nhục quế trị bệnh
Ấm thận bổ hỏa: trị thận dương hư nhược, chân tay lạnh, mạch yếu, tỳ vị hư hàn, bụng lạnh, đi tả lâu ngày.
Bài 1 - Đơn tam khí: nhục quế 4g, lưu hoàng 4g, hắc phụ tử 12g, can khương 6g, chu sa 2,5g. Các vị nghiền mịn, làm hoàn, lấy chu sa làm áo. Mỗi lần 4g, ngày 2 lần, uống với nước. Trị nôn nhiều, tiêu chảy nên quyết nghịch hư thoát.
Bài 2 - Hoàn quế linh: nhục quế 4g, mộc hương 4g, can khương 6g, nhục đậu khấu 12g, phụ tử 12g, đinh hương 4g, phục linh 8g. Nghiền mịn, làm hoàn. Mỗi lần 12g, ngày 2 - 3 lần, uống với nước.
Ấm thận, hành thủy: trị phù thũng viêm thận mạn tính, khí dương hư yếu, ớn rét, lạnh chân tay, tiểu khó, chân phù.
Dùng bài Hoàn tề sinh thuận khí: địa hoàng sấy 20g, sơn dược 16g, sơn thù du 8g, phục linh 12g, đơn bì 12g, trạch tả 12g, nhục quế 6g, phụ tử 12g, ngưu tất 12g, xa tiền tử 20g. Các vị nghiền mịn, làm mật hoàn. Mỗi lần 20g, ngày 2 - 3 lần, uống với nước.
Hành khí hoạt huyết tiêu viêm: trị người bị bệnh suy nhược mụn nhọt sưng lâu không mọc hoặc mụn độc hãm vào trong.
Dùng bài Thái lý bài nùng: đương quy 10g, thược dược 8g, đảng sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, liên kiều 8g, kim ngân hoa 12g, triết bối 9g, sinh hoàng kỳ 16g, trần bì 4g, nhục quế 3g, cam thảo 4g, sinh khương 3 lát, tạo giác thích 12g. Sắc uống.
Trừ hàn giảm đau:
Bài 1: nhục quế tán bột, mỗi lần 4g, uống với rượu mùi. Trị đau bụng do lạnh, ruột sa đau, phụ nữ đau bụng kinh do hư hàn.
Bài 2 - Nước sắc âm: thục địa 16g, đương quy 12g, nhục quế 6g, can khương 6g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị phụ nữ đau bụng kinh do hư hàn.
Kiêng kỵ: Không dùng cho người âm hư hỏa vượng; phụ nữ có thai cần thận trọng. Không dùng nhục quế với xích thạch chi.
TS. Nguyễn Đức Quang
Thông cáo bên lề:
- Vuonsamngoclinh.com - Nơi khởi nguồn của thảo dược đông y, nơi khởi đầu của sâm ngọc linh loài sâm tốt nhất thế giới. Đặc biệt là hàm lượng saponin trong sâm ngọc linh cao và thuộc hàng sâm có giá trị kinh tế cao. 
- Giá sâm ngọc linh kontum hiện đang mức giá từ 30 - 40 tùy theo củ sâm, chúng tôi nơi trồng sâm và vườn sâm đạt chất lượng rất cao, nên quý khách yên tâm về sâm ngọc linh tại Bảo Kim Long.

Wednesday, April 6, 2016

Nấm lim xanhthần dược mang lại hi vọng cho người bệnh ung thư tinh hoàn

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một loại dược liệu quý – nấm lim xanh giúp phòng và hỗ trợ điều trị ung thư tinh hoàn hiệu quả.

Nỗi đau của người bệnh ung thư tinh hoàn

Khi bị ung thư tinh hoàn, người bệnh thường có các triệu chứng và biểu hiện sau:
- Xuất hiện khối u gây sưng tinh hoàn, có thể đau hoặc không.
- Cảm giác nặng ở bìu
- Đau âm ỉ ở phần bụng dưới hoặc vùng bẹn
- Tràn dịch ở bìu một cách đột ngột
- Đau hoặc khó chịu ở tinh hoàn hoặc ở bìu.
Mặc dù hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh nhưng các yếu tố dưới đây được coi là nguy cơ dẫn đến việc người bệnh bị ung thư tinh hoàn:
- Tinh hoàn bị lạc chỗ (tinh hoàn ẩn): Tinh hoàn thường hạ xuống bìu trước khi trẻ được sinh ra. Nam giới có tinh hoàn không hạ xuống bìu có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn cao hơn người bình thường, kể cả sau khi được phẫu thuật tinh hoàn thì khả năng này vẫn cao.
- Tinh hoàn phát triển không bình thường: Nam giới có những biểu hiện này có nguy cơ cao bị ung thư tinh hoàn.
- Hội chứng Klinefelter: Nam giới có hội chứng Klinefelter (biểu hiện của rối loạn nhiễm sắc thể giới tính với đặc điểm phổ biến là nồng độ giới tính nam thấp, bị vô sinh, tinh hoàn nhỏ, vú to) có nguy cơ ung thư tinh hoàn cao hơn người khác.
- Tiền sử bị ung thư tinh hoàn: Nam giới đã bị ung thư tinh hoàn trước đó ở một bên tinh hoàn có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn còn lại khá cao mặc dù nguyên nhân này ít xảy ra.

Phòng và điều trị ung thư tinh hoàn

Bên cạnh việc sử dụng phương pháp Tây y phòng và điều trị ung thư tinh hoàn như đi khám sức khỏe định kỳ, phẫu thuật và xạ trị, hóa trị nếu bị bệnh thì các nhà nghiên cứu mới đây đã đưa ra một liệu pháp mới là phòng và điều trị ung thư tinh hoàn bằng Nam lim xanh.

Nấm lim xanh giúp điều trị ung thư tinh hoàn

Trải qua nhiều nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học đã phát hiện ra trong nấm lim xanh chứa các thành phần dược chất pholysaccharide có tác dụng phòng bệnh ung thư nói chung và ung thư tinh hoàn nói riêng rất hiệu quả.
Bên cạnh đó, thành phần dược chất trong nấm lim xanh như beta glucans, germanium và triterpenes giúp ngăn ngừa và tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả. Đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra các kháng thể chống lại tế bào ung thư.
Ngoài ra, trong nấm lim xanh còn có các vitamin và khoáng chất bồi bổ cơ thể, phục hồi các rối loạn chức năng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Do đó, nấm lim xanh được coi là niềm hi vọng mới cho người bệnh ung thư tinh hoàn.
Do nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng và giá trị thần dược của nấm lim xanh mà hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nấm lim xanh giả không đúng hàng thật 100%. Với sự uy tín và đảm bảo nguồn sản phẩm Nấm Lim Xanh thật 100% từ rừng nguyên sinh, xin được kính mời quý khách hàng hoàn toàn an tâm tin tưởng nơi cung cấp Nấm Lim Xanh đáng tin cậy đó là: 
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Bảo Kim Long – Cung cấp Sâm Ngọc Linh cao cấp
Trụ sở chính:
Văn phòng: 860/14 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0938.30.37.34 - 0988.273.473





cùng bài thuốc bổ dưỡng vi cá mập trong đông y nam ngoc cau chữa trị bệnh tiểu đường nam chaga
Powered by Blogger.

Nấm Lim Xanh Quảng Nam

Liên Hệ Tư Vấn

Tin Tức Mới Nhất