Thursday, December 3, 2015

Đối với nhiều người thì thường không thích dùng món ăn đường phố và nấu ăn tại nhà, nhưng không phải chế biến tại nhà là chúng ta giử được vệ sinh thực phẩm. Điều quan trọng đển an toàn của món ăn chế biến tại nhà là cách thực hiện và đồ dùng sạch sẽ cũng như vật dụng bếp để đúng nơi để không có bụi bẩn.


Qua một cuộc khảo sát với những tiêu chuẩn an toàn vệ sinh dành cho các nhà hàng tại Mỹ, chỉ có 34% người nội trợ được điểm A, 52% điểm B và C, 14% người hoàn toàn không đạt chuẩn.
Những điều cơ bản nhất để giữ vệ sinh thực phẩm là để rau và thịt riêng, rửa tay thường xuyên. Nhưng lỗi mà nhiều người mắc phải nhất là không để thức ăn thừa vào tủ lạnh đúng thời gian, tủ lạnh không để đúng nhiệt độ cần thiết, không cởi đồ trang sức và cắt móng tay khi nấu ăn.
 Hình minh họa.

Những nguyên tắc để giữ vệ sinh
1. Cắt móng tay: Dù bạn đã rửa tay sạch, móng tay quá dài không cắt tỉa có thể truyền vi khuẩn. Và bạn nên cởi đồ trang sức trên tay khi nấu ăn.
2. Thay miếng rửa chén: Miếng rửa chén, giẻ lau bếp chứa rất nhiều vi khuẩn. Bạn nên giặt rửa nó hằng ngày bằng cách nhúng vào nước sôi trong vòng 5-10 phút hoặc dùng các loại khăn lau dùng một lần để thay thế mỗi ngày. Bạn cũng có thể dùng vải tái chế và giặt hằng ngày bằng nước nóng.
3. Lau rửa tủ: 26% người được hỏi nói rằng họ không lau tủ chứa và bụi trong lẫn ngoài tủ sẽ đem vi khuẩn tới cho mọi đồ dùng.
4. Lau bếp: Bếp, cả bàn bếp nên được lau, khử trùng trước khi nấu nướng.
Quy tắc để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn
1. Khi mua hàng: Giữ thịt sống tránh xa khỏi các thực phẩm đã chế biến có thể ăn ngay và các loại rau.
2. Trong tủ lạnh: Để thịt sống dưới tất cả loại thực phẩm khác.
3. Khi dùng thớt: Nên dùng riêng thớt cho thịt và các thực phẩm khác.
4. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến các loại chén dĩa, muỗng đũa trong lúc chế biến, không nên dùng loại đã chạm vào thịt sống tiếp tục chế biến các món ăn khác mà chưa rửa sạch.
 Để có bữa ăn an toàn, cần thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tránh nhiễm khuẩn chéo thực phẩm. Ảnh minh họa.

Nhiệt kế dùng trong nấu nướng được rất ít người nội trợ sử dụng nhưng chúng rất cần thiết để chắc chắn độ an toàn của các món ăn. Ngoài ra, lỗi lầm lớn thường gặp nhất là cách lưu trữ thức ăn thừa. Một số loại vi khuẩn có thể nhân lên gấp đôi sau 20 phút, khi thực phẩm ở trong nhiệt độ 4-60 độ C. Và bạn cũng cần giữ tốt tủ lạnh để thực phẩm không bị hỏng.
64% người không làm theo tiêu chuẩn "Sau khi nấu một phần lớn thức ăn để ăn trong thời gian dài sau đó, cần nhanh chóng làm nguội nó và chia ra từng phần nhỏ, để vào trong hộp kín và cho vào nơi giữ lạnh". Thức ăn thừa nên được đậy kín và cho vào tủ lạnh trong khoảng hai giờ sau khi nấu và chỉ nên ăn trong vòng bốn ngày, hoặc để ngăn đông và ăn trong vòng 2-3 tháng.
36% người không có nhiệt kế trong tủ lạnh. Nhưng bạn nên có một cái dùng riêng và nhiệt độ đúng nhất trong tủ lạnh là nhiệt độ của một ly nước để ở ngăn giữa, sau một đêm. Nhiệt độ này nên ở khoảng 4 độ C để vừa giữ lạnh cho thực phẩm vừa tiết kiệm điện.
32% người nhồi nhét quá nhiều thứ vào tủ lạnh. Nhưng bạn nên để tủ lạnh có khoảng trống để không khí được lưu chuyển tốt hơn. 
LAN THẢO (Theo rodalesorganiclife)

Ông cha ta thường có một thói quen là pha một ấm trà thật nóng và uống vào mỗi buổi sáng, nhưng theo những nghiên cứu mới nhất thì dùng trà quá nóng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư.

Thực ra, người yêu trà không cần phải lo lắng nếu chỉ dùng trà ở nhiệt độ vừa phải. Ngược lại, nếu dùng trà quá nóng, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư thực quản. Thức uống càng nóng, khả năng mắc ung thư càng cao.
Trong thực tế, mối liên hệ giữa thức uống nóng và bệnh ung thư đã là đề tài bàn luận kể từ khi bài báo đầu tiên về vấn đề này được xuất bản năm 1939. Nhưng mãi đến năm 2009, mối liên hệ này mới được khẳng định trong một nghiên cứu của Tạp chí Y học Anh.
 Hình minh họa.

 Thế nào là quá nóng?
 Một nghiên cứu được thực nghiệm tại Bắc Iran, nơi người dân vốn thích uống trà nóng - có khi nhiệt độ nước trà lên đến 80 độ C - đã nhận thấy vùng này có số lượng ca mắc ung thư biểu mô tế bào vảy (một dạng ung thư thực quản) cao nhất thế giới, với tỉ lệ cứ 100.000 người mắc bệnh có khoảng 15 người từ khu vực này.
Nhiều nhà nghiên cứu cũng nhận thấy người uống trà nóng trên 65 độ C có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao gấp tám lần bình thường, trong khi uống trà từ 60 đến 65 độ dễ mắc ung thư gấp đôi bình thường.
Dù rõ ràng nhiệt độ là yếu tố gây tăng nguy cơ mắc ung thư, song không ai cũng chỉ ra được lý do. Theo GS David Whiteman, Trưởng nhóm Kiểm soát ung thư tại Viện Nghiên cứu Y khoa QIMR Berghoffer, có một số giả thuyết cho rằng uống trà quá nóng sẽ gây viêm, vốn là nhân tố liên quan đến sự phát triển của ung thư ở nhiều cơ quan trong cơ thể.
Theo đó, đối với người thường xuyên uống trà nóng, việc liên tục bị viêm và phục hồi sẽ khiến tế bào mất ổn định, dễ bị đột biến gây ra ung thư. 
Theo ông, để giảm nguy cơ ung thư có một cách rất đơn giản: Chỉ cần thêm sữa vào trà nóng thì nhiệt độ sẽ giảm nhanh khoảng 5-10 độ C ngay tức thì… Ngoài ra, hãy chờ 2-3 phút cho trà nguội bớt thì sẽ không gây ra viêm do nóng trong khi uống.
Ung thư thực quản có xu hướng gia tăng nhưng không phải do uống trà gây ra
Một điều thú vị là dạng ung thư thực quản do uống trà nóng lại đang trên đà giảm ở Úc. Theo GS Whiteman, tần suất mắc bệnh này giảm chủ yếu do ít ca hút thuốc lá hơn.
Tuy vậy, dạng ung thư thực quản còn lại là ung thư tuyến thực quản lại trở nên phổ biến hơn dù không liên quan đến uống trà. Nhiều nghiên cứu cho thấy trào ngược dạ dày hoặc ợ nóng, bệnh béo phì, bản thân là nam giới và hút thuốc lá là các nhân tố chính gây ra khoảng 80% đến 90% các bệnh ung thư. 
Trong đó, điều mọi người cần quan tâm nhất để tránh bị ung thư là chống béo phì. Hai yếu tố trào ngược dạ dày và bệnh béo phì làm tăng nguy cơ ung thư lên rất nhiều lần. Do đó tốt nhất là mọi người cần phải giảm cân nếu bị trào ngược dạ dày,  cách này vừa giúp giảm trào ngược dạ dày, vừa làm giảm nguy cơ mắc ung thư. 

MINH TRƯỜNG (Theo ABC.net)

Theo những nghiên cứu và báo cáo mới nhất việc ăn chay có thể giúp chúng ta hạn chế được nhiều bệnh tật.

Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người, nhiều đối tượng khác nhau có quyết định ăn chay.
Người theo đạo Phật ăn chay để tránh sát sanh, giúp thân tâm nhẹ nhàng, thanh khiết, giảm tham vọng, loại bỏ sân si, thú vui trần thế.
Người đạo Thiên Chúa thì có cách ăn chay kiểu khác nhưng cũng nhằm mục đích tu tâm tu tánh. Cũng có người ăn chay vì lý do tự bản thân không thích hoặc không thể ăn thịt động vật.
 Nem chay. Ảnh: Internet

Đôi khi xuất phát từ những ước nguyện mãnh liệt của tinh thần hoặc mong muốn ngoài tầm với của con người như cầu thi đỗ, cho người thân hết bệnh, tai qua nạn khỏi…
Ngày nay, xu hướng ăn chay càng phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới với mục đích phòng và hỗ trợ trong việc chữa trị một số bệnh lý mạn tính liên quan đến ăn uống.
Các kiểu ăn chay
Ngoài giới tu hành với nhiều kiểu ăn chay của mỗi đạo giáo, các đối tượng khác như các nhà khoa học, chính trị gia, thường dân cũng như giới nghệ sĩ cũng ăn chay với nhiều kiểu và thời gian khác nhau. Có người ăn chay trường tức là ăn chay suốt đời, số đông hơn là ăn chay kỳ mỗi tháng 2-4-10 ngày hoặc ăn thành từng đợt một vài tháng rồi ngưng. Lắm người thì ăn chay “đụng” tức là một ngày chỉ ăn chay vài tiếng rồi còn lại thì… ngã mặn.
Nguyên tắc chung của ăn chay thường ăn thức ăn bao gồm ngũ cốc, rau, khoai, củ, đậu, trái cây, các loại hạt và dầu, có hoặc không có sữa và trứng.  Các thức ăn có thể hình dung rõ là không có máu và trứng thì không có trống. Có thể gom chung thành bốn kiểu ăn chay phổ biến như sau:
- Ăn chay có sữa và trứng (Lacto-Ovovegetarian) - không ăn thịt, gia cầm và cá.
- Ăn chay có sữa (Lacto-Vegetarian) - không ăn thịt, gia cầm, cá và trứng.
- Ăn chay có trứng (Ovo-Vegetarian) - không ăn thịt, cá, gia cầm, sữa và các chế phẩm của sữa.
- Ăn chay tuyệt đối (Vegan) tức là không ăn thịt, cá, gia cầm, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa.
Có một dạng ăn chay “bán phần” là không ăn thịt đỏ (như thịt bò, thịt heo…) mà ăn thịt trắng (gia cầm, cá, đậu hũ) và vẫn dùng trứng và sữa, các chế phẩm sữa.
Các nguy cơ thường gặp khi ăn chay không đúng cách
Thực phẩm ăn chay thường năng lượng thấp (vì vậy nên ăn chay rất mau đói) và thực phẩm nếu không ăn đa dạng thì rất dễ bị thiếu dinh dưỡng gây ra gầy ốm và suy giảm sức đề kháng, dễ bị bệnh nhiễm trùng.
 Bữa ăn chay của nghệ sĩ Đại Nghĩa. Ảnh: FB Đại Nghĩa

Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu chất sắt tạo máu, thiếu kẽm, thiếu vitamin B12… với biểu hiện là thiếu máu có thể xảy ra do các chất này có nhiều trong các thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, gan, huyết, hải sản… và dễ hấp thu vào cơ thể. Thức ăn có nguồn gốc thực vật cũng có chất sắt… nhưng tỉ lệ thấp và cũng khó hấp thu hơn.
Nếu bữa ăn chay quá đơn điệu, chỉ ăn cơm với rau cải luộc chấm tương, chao hoặc cơm muối tiêu, bún nước tương… thì nguy cơ thiếu chất rất cao. Việc ăn thiếu chất đạm cũng có thể gây ra biếng ăn, nhão cơ, dễ nhiễm trùng.
Đặc biệt ở trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai và cho con bú, bệnh nhân trong giai đoạn cần dinh dưỡng phục hồi bệnh… là đối tượng có nhu cầu dinh dưỡng cao, việc ăn uống thiếu chất sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng và sức khỏe.
Ngược lại nếu bữa ăn chay quá nhiều bột đường và dầu béo thì năng lượng cao có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.
Ăn chay đúng cách giúp phòng ngừa bệnh tật
Ăn chay đúng cách là ăn đủ ba bữa chính và 2-3 bữa phụ để cung cấp đủ năng lượng. Các món ăn trong bữa chính cũng phải đủ bốn nhóm chất: Bột đường, đạm (đậu hũ, tàu hũ, sữa đậu nành, đậu phộng, muối mè, nấm, đậu que, đậu đũa, đậu hòa lan, đậu xanh,…), dầu và rau trái.
Các bữa ăn cần đa dạng và thay đổi món thường xuyên. Bữa ăn luôn có rau trái để có nguồn vitamin C giúp hấp thu chất sắt trong thức ăn.
Người ăn chay trường hoặc người có nhu cầu dinh dưỡng cao có thể uống thuốc bổ sung sắt, vitamin… theo chỉ định của bác sĩ.
Thành phần thức ăn chay thường nhiều chất xơ, ít cholesterol, giàu trái cây và vitamin các loại nên rất tốt cho sức khỏe, giúp phòng ngừa và hỗ trợ rất nhiều trong các bệnh lý mạn tính liên quan đến ăn uống như béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư, sỏi mật, táo bón, sa sút trí tuệ, tai biến mạch máu não, loãng xương…
Ngoài ra, việc giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, xổ giun định kỳ mỗi sáu tháng là một trong những biện pháp phòng ngừa thiếu máu hiệu quả.
BS Đào Thị Yến Thủy
Theo TTO

Mất ngủ là một căn bệnh khiến chúng ta không thể chợp mắt, chứng mất ngủ xảy ra thường ở người lớn tuổi và người mang nhiều áp lực gia đình và xã hội. Để ngăn ngừa chứng mất ngủ chúng ta cần sử dụng các loại thực phẩm sau để giải quyết được triệu chứng mất ngủ.

1. Rau họ cải
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy các loại rau họ cải như súp lơ, cải xanh… chứa nhiều vitamin, phytochemicals, và khoáng chất có thể thúc đẩy quá trình thải độc tự nhiên của cơ thể, thậm chí ngăn ngừa bệnh ung thư.
Tuy nhiên, theo Huffingtonpost, rau họ cải chứa nhiều chất xơ sẽ khiến bạn mất ngủ nếu ăn chúng vào buổi tối. Bởi đến giờ đi ngủ cơ thể bạn vẫn hoạt động để cố gắng tiêu hóa hết lượng thức ăn của bữa tối. Bạn nên ăn rau này trước khi đi ngủ vài giờ để quá trình tiêu hóa không cản trở giấc ngủ.
 Các loại rau họ cải có thể gây mất ngủ nếu bạn ăn nhiều vào bữa tối. Ảnh: Huffingtonpost.com

2. Sốt cà chua
Cà chua chứa nhiều vitamin C, lycopene, chất chống oxy hóa và có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tim mạch, thoái hóa điểm vàng và cả bệnh ung thư. Tuy nhiên với tính axit cao, các món ăn có cà chua có thể dẫn đến chứng ợ nóng và khó tiêu vào ban đêm. Để có giấc ngủ sâu, bạn nên bỏ qua các món ăn chứa sốt cà chua như pizza, mỳ ống, … hoặc ăn chúng trước giờ đi ngủ ít nhất 3 giờ.
3. Chocolate
Hàng loạt nghiên cứu khoa học cho thấy lợi ích của chocolate trong điều trị chống oxy hóa và giảm căng thẳng. Tuy nhiên, ít người biết rằng, chocolate cũng chứa hàm lượng caffeine tương đương một ly café. Ngoài ra, chocolate còn chứa tyrosine – một loại axit amin gây hưng phấn. Vì vậy, dùng chocolate như một món tráng miệng sau bữa tối là một ý tưởng tồi đối với những người khó ngủ.
4. Thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích hay phô mai có thể kích thích não phóng axit amin khiến chúng ta cảm thấy tỉnh táo hơn như tyramine, noradrenalin… Ngoài ra, các thực phẩm chế biến sẵn có thể khiến bạn tăng cân nhanh chóng.
Ăn quá nhiều thịt đỏ có thể gây ra chứng đầy bụng, ợ nóng, khó tiêu. Hình minh họa. 

5. Thịt đỏ
Chế độ ăn giàu protein từ thịt đỏ có thể khiến bạn trằn trọc suốt đêm vì hệ tiêu hóa phải làm việc tích cực để chuyển hóa chúng. Các loại thịt đỏ có thể gây ra chứng đầy bụng, ợ nóng khi bạn ăn quá nhiều trong bữa tối. Các chuyên gia khuyên bạn lựa chọn bữa tối lành mạnh, nhẹ nhàng và ăn tối trước 7 giờ để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
6. Đồ ăn cay
Nhờ lợi ích thúc đẩy trao đổi chất, các gia vị cay được coi là một lựa chọn tốt cho người muốn giảm cân. Thực tế, bữa ăn với nhiều đồ cay nóng sẽ khiến bạn khó có giấc ngủ ngon. Nhiệt độ cơ thể tăng và các triệu chứng ợ nóng, đầy bụng làm cho bạn trằn trọc suốt đêm.


Wednesday, December 2, 2015


Phỏng bô xe là một thói quen vô tình khiến cho chúng ta bị phỏng một vùng da, triệu chứng này sẽ rất rát nếu chúng ta không xử lý đúng cách và nó sẽ làm mũ rất độc và rất đau.

Dưới đây là phương pháp điều trị phỏng bô xe máy đơn giản, giúp các bạn có thể tự xử trí ngay từ lúc mới bị tai nạn:
- Xối rửa ngay vết phỏng bằng nước sạch, nước lạnh liên tục khoảng 15 phút. Việc làm này giúp giảm nhiệt độ bề mặt da, giảm diện tích phỏng và giảm độ sâu của da bị tổn thương, giảm đau nơi bị phỏng.
- Bôi kem Silvrin hoặc Biafine lên vết bỏng một lớp dày, dùng băng gạc vô trùng băng vết thương lại để giữ độ ẩm cho da, giúp hạn chế bị bóng nước, giảm đau, sẹo lành đẹp sau này.
- Thay băng mỗi ngày bằng nước muối sinh lý NaCl, sau đó tiếp tục bôi kem. Các bạn nhớ là vẫn băng vết thương lại, không nên để vết thương bị khô cho đến khi vết bỏng lành, không đỏ da.
- Diễn tiến phỏng độ I sẽ lành sau một tuần, phỏng độ II sẽ lành sau hai tuần
- Nếu có bóng nước: Cần cố gắng giữ không cho bể bóng nước (nó như lớp băng sinh học, giúp chống nhiễm trùng). Nếu bóng nước bị bể thì rửa vết phỏng bằng nước muối sinh lý và bôi kem, băng lại như bình thường.
- Trong trường hợp vết thương bị phỏng sâu từ lúc bị tai nạn hoặc diễn tiến vết thương có dấu hiệu sưng, đỏ, đau nhiều hơn quanh vết thương, có mô hoại tử... các bạn nên đến bệnh viện để được điều trị đúng cách.
BS. Nguyễn Xuân Anh, Phòng khám Chấn thương Chỉnh hình Mỹ Quốc

Wednesday, November 25, 2015

Ngày nay tình trạng hút thuốc lá bia rượu nhiều khiến cho đàn ông yếu về mặt sinh lý thể hiện rỏ rệt và độ tuổi không còn ham muốn về đời sống tình dục ngày càng tăng. Nếu như đàn ông 50 có cuộc sống lành mạnh không thuốc lá rượu bia và các chất kích thích thì vẫn có được cậu nhỏ khỏe mạnh như ở độ tuổi 30.

Nếu nam giới căng thẳng từ công việc hay các mối quan hệ xã hội hay tài chính khó khăn, mắc bệnh trầm cảm, nghiện rượu hoặc ma túy, thậm chí kể cả bạn chỉ bị thừa cân thì cũng sẽ không đảm bảo “cậu nhỏ” giữa hai chân bạn hoạt động không được bình thường. Vì vậy hãy giữ mọi bộ phận trên cơ thể bạn luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất để đảm bảo bạn có một bộ máy toàn diện trong sinh hoạt tình dục.
Làm thế nào để chăm sóc “cậu nhỏ” thật khỏe mạnh
Ảnh minh họa
1. Tiêu tan bụng mỡ
Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để đạt được trọng lượng cơ thể lý tưởng và loại bỏ sự tích mỡ ở nội tạng hay hình thành máu mỡ ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng tình dục.
Dương vật của bạn như một phong vũ biểu thông báo về sức khỏe của bạn. Đó là sức khỏe cả cả trái tim và các động mạch. Do động mạch dương vật khá hẹp so với động mạch vành nên khi các mảng bám động mạch và xơ cứng bắt đầu xảy ra, nó sẽ thường xuyên ảnh hưởng đến khả năng cương cứng của bạn.
Khi đó với chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thường xuyên giúp bạn trục xuất những mảng mỡ bụng ra khỏi cơ thể và không gây rủi ro cho sức khỏe tình dục.
2. Bỏ thuốc lá
Nicotine trong khói thuốc làm hạn chế lưu lượng máu đến dương vật và làm suy yếu khả năng cương cứng. Nó góp phần làm tích tụ mảng bám trong động mạch. Nên với người hút thuốc rối loạn chức năng cương dương nguy cơ gấp đôi người khác.
3. Đi bộ mỗi ngày
Khi bạn đi bộ, lưu lượng máu lưu thông qua các tế bào nội mô (màng trong các mạch máu) và kích thích chúng tạo ra oxit nitric – một hợp chất quan trọng tham gia và công việc thực hiện cương cứng.
Ngoài ra, tập thể dục cũng được chứng minh có hiệu quả như thuốc làm giảm triệu chứng của bệnh trầm cảm nhẹ và là một hỗ trợ viên cho hiệu suất làm việc của dương vật.
4. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe “cậu bé”
Ung thư tinh hoàn xảy ra với gần 8.000 nam giới mỗi năm, chủ yếu là thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 40. Khi phát hiện ra sớm, ung thư có cơ hội chữa khỏi tới 95%. Còn lại nếu không kịp phát hiện, nó có thể nhanh chóng lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Vì thế hãy kiểm tra “cậu bé” của bạn hàng tháng là điều cần thiết.
Dưới đây là hướng dẫn cách kiểm tra:
Bước 1: Hãy tắm nước nóng bằng vòi hoa sen. Nước ấm làm giãn các cơ bắp và giúp tinh hoàn kéo lên bìu, cho phép kiểm tra dễ dàng hơn.
Bước 2: Kéo bìu của bạn. Bạn sẽ cảm thấy cả hai tinh hoàn cùng một lúc. Cũng có thể không giống nhau nhưng không nên có bất kì sự khác biệt nào về hình dạng hay kích thước quá lớn.
Bước 3: Nhẹ nhàng kiểm tra từng tinh hoàn một bằng hai tay. Đặt ngón trỏ, ngó giữa và ngón tay cái đặt dưới tinh hoàn. Cuộn tinh hoàn giữa các ngón tay của bạn xung quanh toàn bộ bề mặt trong khoảng 30 giây bằng cách sử dụng áp lực nhẹ. Nếu cảm thấy có cục u hoặc bướu hãy đi khám ngay lập tức. Còn mỗi tinh hoàn đều trơn tru như một quả trứng luộc bóc vỏ thì không sao.
Ngoài ra, nhiều người nhầm lẫn và hoảng sợ với các mào tinh, một ống mềm nằm ở mặt sau của mỗi tinh hoàn, làm căng và gồ lên. Đó là điều bình thường nhưng nếu bạn vẫn lo lắng hãy đến gặp bác sĩ để tham khảo ý kiến chuyên môn.
5. Đi ngủ sớm
Nồng độ testosterone ở nam giới được sản sinh cao điểm nhất vào buổi sáng . Vì vậy hãy ngủ ít nhất 7 tiếng và qua 5h sáng. Như vậy buổi tối bạn nên đi ngủ trước 11 giờ, hoặc tốt nhất là lúc 9 giờ tối.
Ngủ kém cũng liên quan với nhiều vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến chất lượng tình dục như cao huyết áp, ngưng thở khi ngủ và bệnh tiểu đường.
6. Ăn nhiều cá hơn
Các axit béo omega-3 DHA và EPA rất tốt cho tim mạch và sức khỏe dương vật. Nhưng chất độc như PCBs và dioxin trong một số loại cá có thể khiến bạn giảm chất lượng tinh trùng và giảm testosterone.
Cố gắng tránh các loại cá biển lớn, có sọc hoặc cá hồi nuôi. PCBs và dioxin tích tụ trong các mô mỡ của những con cá nhiều hơn so với các loại cá nhỏ hoặc các loài như cá hồi hoang dã, cá ngừ vằn hoặc cá mú.
7. Uống rượu vừa phải
Một ly rượu vang đỏ có thể nâng cao ham muốn tình dục nhưng một chai đầy có thể khiến bạn mất cơ hội của sự cương cứng.
Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng hành vi uống rượu như một dấu hiệu báo trước sự trầm cảm từ não bộ, khiến bạn lo lắng và ức chế trong vấn đề tình dục.
Những người nghiện rượu có thể gây ra những thay đổi trong nội tiết và bóp nghẹt các chức năng tình dục. Thúc đẩy quá trình co rút dương vật và tinh hoàn.
8. Hãy thư giãn và thư giãn
Đặc biệt ở nam giới, căng thẳng có thể kích hoạt các phản ứng muốn “chiến đấu” của các cơ. Khi điều đó xảy ra, hệ thống thần kinh của bạn sản sinh ra các kích thích tố gây căng thẳng như adrenaline. Đây là chất khiến cho tim đập nhanh hơn và mạch máu co lại để máu chuyển trực tiếp đến nơi cần dùng lực chiến đấu ở các cơ bắp mà không phải là đưa tới dương vật.
Mặc dù đó không phải là vấn đề khẩn cấp nhưng với mức độ căng thẳng mãn tính thì giống như một cơ thể mệt mỏi, lờ mờ sẽ thường xuyên gặp khó khăn cho sự cương cứng và ham muốn tình dục. May mắn thay, luyện tập, ngủ và một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm bớt các phản ứng của cơ thể từ căng thẳng.

Hà Anh (Men’sHealth)

Mướp hương một loại thực vật dây leo, thường người ta dùng mướp hương trong một bửa ăn và nó được chế biến thành món canh ăn rất ngọt miệng, bên cạnh đó mướp hương còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh viêm họng.

Về mặt thuốc, nhiều bộ phận của mướp hương có tác dụng chữa bệnh tốt.
Lá mướp: dùng lá bánh tẻ, thu hái quanh năm, để tươi hoặc phơi khô. Dược liệu có vị đắng, chua, tính hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, giảm ho, giải độc, tiêu thũng.
Chữa viêm họng: lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần.
Chữa ho, hen kéo dài: lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml.
Chữa phù thũng: lá mướp hương 15g phối hợp với cây cứt lợn 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày. Dùng 5 – 7 ngày.
- Dùng ngoài, lá mướp hương để tươi, giã nát, lấy nước bôi chữa lở đầu, mẩn ngứa nếu đem nướng lá, rồi giã xát lại chữa nước ăn chân. Lá mướp hương phơi khô, đốt tồn tính, tán bột mịn, hoà với dầu vừng, bôi chữa nứt nẻ đầu vú, lợi chảy máu.
Chữa viêm họng với mướp hương
Thân cây mướp: Lấy từ mặt đất trở lên độ 1m, chặt nhỏ, đốt tồn tính, tán mịn, uống mỗi lần 10g với ít rượu chữa viêm xoang mũi, chảy nước mũi và có mùi hôi.
Thân cây mướp 30g, phối hợp với xa tiền tử 30g, hổ trượng 15g, hoàng bá 10g, sắc nước uống ngày 1 thang chữa đau lưng, đau hông do thấp nhiệt.
Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 – 10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày. Chữa sốt cao, đau đầu.
Quả mướp: có vị ngọt, tính bình, nấu canh ăn hằng ngày có tác dụng nhuận tràng và làm dịu đau (chính là do chất nhày chứa với hàm lượng cao trong quả). Quả mướp non ninh với chân giò hoặc móng giò lợn là thuốc tăng tiết sữa và làm máu lưu thông. Đài của quả mướp hương 1 – 2 cái phối hợp với huyết dụ 2 – 3 lá, rễ cỏ tranh 20g, rễ cỏ giày 20g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa băng huyết. Vỏ quả mướp già (chưa thành xơ), hạt gấc, hạt trám, đốt thành than, trộn với mỡ lợn, bôi ngày vài lần chữa mụn nhọt. Hạt mướp già 5 – 10g sao vàng, sắc nước uống chữa đau lưng.
Rễ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, thông lạc chữa đau nửa đầu, viêm mũi, viêm xoang, ho, đau lưng, với liều uống mỗi ngày 15 – 30g dưới dạng thuốc sắc. Nước sắc này dùng ngâm, rửa chữa lở ngứa, chảy nước vàng.
Xơ mướp: được lấy từ quả mướp chín thật già đã khô quắt, có vỏ ngoài nhăn nheo, màu vàng óng, cầm thấy nhẹ tay, đem ngâm vào nước nhiều lần cho tróc dần lớp vở ngoài và rữa nát hết lớp thịt còn sót lại ở trong, rửa sạch, rũ hết hạt, phơi khô.
Xơ mướp được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là ty qua lạc, có vị ngọt dịu, tính bình, có tác dụng cầm máu, thông kinh lạc, chống  co thắt, thúc sởi, lợi tiểu. Dược liệu được dùng trong những trường hợp sau:
Chữa trĩ ra máu, rong kinh, băng huyết, kiết lỵ ra máu: xơ mướp đốt tồn tính, tán bột, uống mỗi ngày 4 – 8g chia làm 2 lần chiêu với nước ấm.
Chữa tắc tia sữa: xơ mướp 1 cái, gai bồ kết 10 cái, hành tươi hoặc phơi khô 1 củ. Tất cả băm nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong gnày. Dùng 2 – 3 ngày. Kết hợp xoa nắn vú cho thông tia sữa.
Chữa hen: xơ mướp 20g băm nhỏ, sao; hạt đay quả dài 12g, giã dập, sao. Trộn đều, sắc uống lúc nóng. Ngày hai lần. Dùng 2 – 3 ngày.
Chữa bế kinh: xơ mướp đốt tồn tính, tán nhỏ, trộn với tiết chim bồ câu trắng làm thành bánh, rồi phơi khô, tán nhỏ. Mỗi lần uống 8g với rượu vào lúc đói (Nam dược thần hiệu).
Chữa sởi (làm sởi mọc nhanh và mọc đều, hạn chế các biến chứng): xơ mướp 20g, kinh giới 12g, bạch chỉ 12g, kim ngân 12g, cỏ mần trầu 8g, cam thảo nam 4g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, sắc uống làm hai lần trong ngày.
Theo tài liệu nước ngoài, lá mướp tươi giã nát, đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy, phát ban ở trẻ em. Dịch ép từ lá mướp có tác dụng điều kinh. Quả mướp đốt thành tro, pha nước uống chữa đau lưng, viêm vú. Quả mướp non nấu ăn là thuốc mát, giải độc, lợi sữa.
TTUT.DS.CKII. Đỗ Huy Bích

Theo những nghiên cứu về một loại thuốc y học cỗ truyển thì phát hiện cây Gai Kim Vào có tác tác dụng giảm sung đau rất tốt. Đây là một loại thực vật dạng gai sống trong tự nhiên có vị cay và đắng, tính ẩm.

Theo y học cổ truyền, cây gai kim vàng vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng tiêu thũng, giải độc, giảm đau. Người dân thường dùng để trị cảm cúm, ho, thổ huyết, băng huyết, đau nhức răng, tê dại, nhức mỏi, bong gân, sai khớp.
Cây gai kim vàng là cây bụi nhỏ. Cành nhánh vuông không có lông. Lá nguyên, không lông, lá kèm biến thành gai thẳng nhọn. Cụm hoa hình bông mọc ở ngọn, hoa màu vàng. Quả nang có hai hạt dẹt. Cây ra hoa vào mùa đông xuân.
Cây thường mọc hoang ở các tỉnh phía Nam nước ta, được nhiều nhà trồng làm cảnh, hoặc thành hàng rào vì có gai nhọn. Gần đây nhiều người đã trồng để lấy lá dùng để làm thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc  là lá (ngoài ra có thể dùng rễ, hoa và thân cây). Chủ yếu dùng tươi hoặc có thể phơi, sấy khô dùng dần.
Cây gai kim vàng giảm đau
Gai kim vàng vị cay, đắng, tính ấm .
Một số bài thuốc thường dùng
Bài 1: Chữa đau mình mẩy khi thay đổi thời tiết: Lấy cả thân, lá, rễ cây gai kim vàng sau khi rửa sạch, phơi khô, cho vào ấm pha nước sôi hãm uống trà hàng ngày, 1 tuần một liệu trình.
Bài 2: Giúp giảm sưng do côn trùng đốt: Lá gai kim vàng tươi 30g, rửa sạch, để ráo, giã nát, đắp vào nơi côn trùng, sâu bọ đốt. Ngày đắp 2 -3 lần. Thực hiện đến khi vết sưng giảm hẳn.
Bài 3: Trị lở mép:  Lấy lá gai kim vàng, rửa sạch lá, nghiền nát, thêm chút muối rồi đắp vào chỗ tổn thương, không để mất nước dịch, dùng liền 5 ngày.
Bài 4: Trị mụn nhọt chưa mưng mủ: Lá gai kim vàng tươi 35g, giã nát đắp vào nơi có mụn nhọt. Ngày đắp 2 lần, thực hiện trong 3 ngày. Bài thuốc này đơn giản, giúp mụn nhọt giảm sưng đau nhanh chóng.
Bài 5: Cầm máu (vết thương nhỏ):  Lấy lá gai kim vàng rửa sạch vò nát rồi đắp vào chỗ đau.
Bài 6: Trị viêm họng: Lấy lá gai kim vàng giã nát, lấy nước dịch, uống một chút để ngấm xuống cổ họng, dùng liền 5 ngày.
Bài 7:  Giảm đau khi bị viêm lợi do sâu răng: Lá gai kim vàng 15g, rửa sạch, giã nát, cho thêm ít muối chắt lấy nước ngậm hàng ngày. Ngày ngậm 2-3 lần. Dùng trong 3 ngày.  Ngoài ra, một số nơi bà con còn lấy lá gai kim vàng già, bắt đầu chuyển vàng, ngâm rượu uống hàng ngày, giúp giảm đau lưng.

Bác sĩ Hoàng Minh

Tuesday, November 24, 2015

Trong đông y cây huyền sâm được biết đến là một loại dược liệu có thể chữa được bệnh liên quan đến nóng sốt. Với các đặc tính mặn đắng và đặc biệt là rất mát làm cho người uống cảm thấy khỏe sau thời gian ngắn.
Huyền sâm là loại cây thảo,  sống  nhiều năm, cao 1,5-2m. Rễ củ hình trụ dài 5-15cm có vỏ ngoài màu vàng xám. Cây có lá mọc đối, dài 10-17cm, mép có răng cưa nhỏ, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt, có ít lông nhỏ rải rác. Cụm hoa là những xim tán họp thành chuỳ to, thưa hoa ở nách lá và ngọn cành, hoa màu vàng nâu hoặc tím đỏ có 5 lá đài hàn liền nhau, 5 cánh hoa họp thành tràng hoa. Quả nang hình trứng, dài 8-9mm mang đài tồn tại, chứa nhiều hạt nhỏ màu đen. Mùa hoa tháng 6-10.  Bộ phận dùng là rễ và được thu hoạch vào mùa thu. Rửa sạch, ủ 5-10 ngày đến khi ruột có màu đen.
Một số bài thuốc thường dùng:
    Bài 1: Hỗ trợ điều trị viêm amiđan cấp tính: Huyền sâm, sinh địa, sơn đậu căn, mỗi vị 12 g; bạc hà, xạ can 6g; kim ngân hoa, cỏ nhọ nồi, bồ công anh, mỗi vị 16g; ngưu bàng tử 8g; cát cánh 6g. Tất cả cho vào ấm đổ ngập nước, sắc nhỏ lửa, chia 2-3 lần uống trong ngày, uống liền 1 tuần. Hoặc có thể dùng bài thuốc sau thay thế, huyền sâm, sinh địa, cam thảo nam, mỗi vị 16g; xạ can 8g; kim ngân hoa, thạch cao, mỗi vị 20g; hoàng liên, hoàng bá, tang bạch bì, mỗi vị 12g. Tất cả cho vào ấm đổ ngập nước, sắc nhỏ lửa, chia 2-3 lần uống trong ngày, uống liền 1 tuần.
Cây huyền sâm chống viêm
Huyền sâm.
Nếu viêm amiđan hay tái phát hoặc mạn tính: huyền sâm, sa sâm, mạch môn, tang bạch bì, mỗi vị 12g, xạ can 8g. Uống liền 3-4 tuần.
Bài 2: Trị viêm họng: Huyền sâm, sài đất, thổ phục linh, mỗi vị 12g; cam thảo 6g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 3 bát nước, sắc nhỏ lửa còn 1 bát, đổ thêm nước sắc lần 2, trộn hai nước thuốc vào, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền tới khi hết các triệu chứng.
Bài 3: Trị ho lâu ngày: Huyền sâm, đương quy, bạch thược, cát cánh, mỗi vị 6g; mạch môn, sinh địa, mỗi vị 8g; bách hợp 10g; thục địa 12g; cam thảo 4g. Tất cả cho vào ấm đổ ngập nước, sắc nhỏ lửa, chia 2-3 lần uống trong ngày, uống liền 3-4 tuần.
Bài 4:  Chữa mẩn ngứa do dị ứng:
Huyền sâm hay sinh địa 20g; hà thủ ô, thổ phục linh, mạch môn, kim ngân hoa, vỏ núc nác, hoàng đằng, mỗi vị 12g; hoặc thêm liên kiều, ngưu bàng, thiên hoa phấn, cam thảo dây (hay sài đất), mỗi vị 10g. Tất cả cho vào ấm đổ ngập nước, sắc nhỏ lửa, chia 2-3 lần uống trong ngày, uống liền 3 tuần.
Bài 5: Tiêu khát, giảm táo bón ở người đái tháo đường: Huyền sâm 16g; sinh địa, thiên hoa phấn, mỗi vị 20g; mạch môn, tri mẫu, mỗi vị 12g, thạch cao 40g; hoàng liên 4g. Tất cả cho vào ấm đổ ngập nước, sắc nhỏ lửa, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, uống 3 tuần, nghỉ 1 tuần rồi uống lại.
Lưu ý, do vị thuốc có tính lạnh nên có thể gia giảm cho phù hợp với cơ địa và thể bệnh của từng người, nên khi dùng cần có tư vấn của thầy thuốc, không dùng  cho những người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng, huyết áp thấp.  Cần uống thuốc lúc còn ấm, không uống thuốc nguội dễ bị tiêu chảy. Trong khi uống thuốc, kiêng các thứ đắng lạnh như mướp đắng, ốc, hến.

Bác sĩ Nguyễn Hưng

Sunday, November 22, 2015

Bệnh khó nói ở đây là bệnh trĩ, một căn bệnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sống của chúng ta bị hạn chế đi rất nhiều, bệnh trĩ có thể xảy ra đủ mọi tầng lớp trong xã hội nhưng điều đáng báo động chính là căn bệnh "khó nói".

Tập tạ rồi mắc bệnh “khó nói”
Khu nhà ở của anh Lê Thành Tâm (Gò Vấp, TP.HCM) vừa trang bị phòng tập thể dục công cộng với đầy đủ các loại máy móc. Trong đó, nhiều nhất là các loại tạ. Và anh Tâm cũng mê nhất là “món” tập tạ. 5 giờ sáng mỗi ngày, sau khi đã chạy bộ vòng quanh khu nhà ở, anh liền vào phòng tập với các loại tạ từ nhẹ đến nặng. Anh cho biết, “tập tạ không chỉ khỏe mà còn có thân hình vạm vỡ đầy nam tính”. Sau một thời gian, anh Tâm thực sự đã có một thân hình cường tráng, rất đẹp. Tuy nhiên, anh chưa kịp vui thì đã lo ngay ngáy vì thời gian gần đây mỗi lần tập anh đều thấy khó chịu ở hậu môn. Đã nhiều lần anh đại tiện bị ra máu. Anh Tâm không hề biết rằng, do anh tập thể thao nặng nên đã bị bệnh trĩ.
Khác với anh Tâm, chị Hoàng Oanh là một nhân viên kế toán, chị biết mình mắc bệnh trĩ nhưng vẫn không đi khám. Lý do chị Oanh nêu ra là, “xấu hổ lắm nên không dám đi khám bệnh. Hơn nữa mình đọc trên mạng thấy có nhiều người cũng bị trĩ nhưng sau đó đã tự khỏi”.
BS. Nguyễn Ngọc Thao - Phó khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trĩ như: đứng nhiều, ngồi nhiều (nhân viên văn phòng, công nhân may…), làm việc nặng nhọc (khuân vác), tập thể thao nặng như: chơi tennis, tập tạ… ; táo bón, tiêu chảy, lỵ, viêm đại tràng mạn tính… Chế độ ăn không hợp lý cũng có thể gây nên bệnh.
Điều đáng lo là hầu hết bệnh nhân mắc bệnh trĩ đến bệnh viện đều đã ở giai đoạn nặng. Vì bệnh ở vùng kín đáo nên người bệnh thường ngại, nhất là phụ nữ. Ban đầu, bệnh thường có những biểu hiện không thường xuyên như: dính ít máu tươi ở giấy vệ sinh, đau rát ngứa sau khi đi cầu, đại tiện khó. Các hiện tượng này thường thoảng qua và ít gây khó chịu nên rất hay bị phớt lờ. Phần lớn do bệnh nhân có tâm lý e ngại song cũng có nhiều bệnh nhân do nắm sai thông tin. Chẳng hạn, người bệnh đọc tài liệu trên internet và cho rằng bệnh trĩ lâu ngày sẽ tự khỏi.
Bệnh “khó nói” và những nguy hiểm cần biết
Nên uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, súp rau...
Khám sớm: bệnh dễ lành và không nguy hiểm
Theo BS. Nguyễn Ngọc Thao, triệu chứng của bệnh lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào. Về sau, mỗi khi đi cầu, phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xổm, máu lại chảy. Thậm chí, máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng gây đi cầu ra máu cục.
Bệnh “khó nói” và những nguy hiểm cần biết
Phẫu thuật cắt búi trĩ
BS. Ngọc Thao khuyến cáo, cần để ý để phát hiện bệnh sớm. Bởi nếu phát hiện sớm bệnh nhân chỉ cần uống thuốc mà không cần phải can thiệp phẫu thuật. Còn bệnh trĩ khi đã nặng sẽ khiến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng. Nhiều người âm thầm chịu đựng. Nhưng khi đến bệnh viện, tổn thương thường quá lớn nên các phương pháp điều trị nhỏ ít xâm lấn không còn tác dụng mà phải áp dụng những phương pháp điều trị lớn, xâm lấn nhiều hơn và dĩ nhiên sẽ đau.
Bệnh trĩ sẽ mang lại nguy hiểm từ những biến chứng khôn lường nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đau đớn và chảy máu từ trĩ, làm mất máu nhiều gây cho bệnh nhân thiếu máu trầm trọng, dẫn đến nguy hiểm tính mạng cho người bệnh. Khi búi trĩ lòi ra bên ngoài quá lâu sẽ gây chảy máu làm rách nứt hậu môn, dần dần sẽ làm bệnh nhân bị nhiễm trùng máu, gây viêm nhiễm, mưng mủ hậu môn, làm cho việc điều trị gặp khó khăn.
Khi mắc bệnh, cần uống nhiều nước, một ngày phải uống từ 1,5 đến 2 lít và mỗi sáng cần uống đều đặn một cốc. Nên uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, súp rau…đặc biệt là nước của các loại quả mọng, có màu đậm sẽ giúp ích cho người bị bệnh trĩ như anh đào, dâu đen và dâu xanh. Uống ít nhất 1 ly nước trái cây hỗn hợp này mỗi ngày. Nên ăn loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa. Ngoài ra, bệnh nhân nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn với các loại thực phẩm như: đậu phụ, ngũ cốc xay, cà rốt, chuối măng, quả mơ, súp lơ, cam, quýt, dâu tây…Bên cạnh đó, cần ăn một số loại rau có tính nhuận tràng tốt như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền hay chuối, khoai lang…
Bệnh trĩ có thể gây mất máu nên người bệnh cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như: gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen, vừng…
Để cải thiện tình trạng bệnh phải hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất caffein. Giảm tối đa bánh mì, cơm tấm, bánh ngọt và sô-cô-la vì không chỉ gây táo bón mà còn tăng phản ứng ngứa hậu môn. Người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, làm việc phù hợp, tập thể dục nhẹ nhàng, vừa phải.
Bệnh nhân trĩ chiếm khoảng 20 - 45dân số
NGUYỄN HUYỀN

Đối với nhiều người thì tư thế bắc chéo chân là một thói quen đã từ lâu đời, thói quen này khiến cho họ cảm thấy thoải mái khi ngồi nhưng họ không biết rằng bắc chéo chân có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh.

Tư thế ngồi vắt chéo chân nọ lên chân kia là chuyện diễn ra thường xuyên với rất nhiều người. Chuyện tưởng như vô hại này gần đây đã được các nhà khoa học khám phá: tư thế ngồi và vắt chéo chân là nguyên nhân của nhiều bệnh.
Nghiên cứu cho thấy hậu quả của việc ngồi bắt chéo chân quá lâu bao gồm: tăng huyết áp, giãn tĩnh mạch và tổn thương dây thần kinh.
Hội chứng tê liệt dây thần kinh xương mác
Nếu ngồi ở một tư thế nào đó quá lâu sẽ khiến chân và bàn chân của bạn bị tê. Ngồi bắt chéo chân có thể làm tăng áp lực lên dây thần kinh xương mác ở phía sau đầu gối, vốn mang lại cảm giác cho phần cẳng chân và bàn chân, nhưng cảm giác tê chỉ là tạm thời. Tuy nhiên khi giữ nguyên tư thế trong nhiều giờ có thể dẫn đến hội chứng tê liệt dây thần kinh xương mác, khiến bạn không thể nâng phần nửa trên của bàn chân và các ngón chân. Trên thực tế, để cảm giác tê chân không xảy ra do ngồi bắt chéo chân, chúng ta nên thay đổi tư thế ngay khi cảm thấy khó chịu.
Ngồi bắt chéo chân - Nguyên nhân của nhiều bệnh
Ngồi bắt chéo chân có thể làm tăng huyết áp tạm thời.
Ảnh hưởng tới huyết áp
Khi đo huyết áp, bác sĩ hoặc y tá thường yêu cầu bạn đặt tay trên bàn và không ngồi bắt chéo chân. Lý do là vì họ lo ngại rằng việc ngồi bắt chéo chân sẽ tác động tới kết quả khám do làm tăng huyết áp. Năm 2010, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc ngồi bắt chéo chân có thể làm tăng huyết áp, trong khi một nghiên cứu khác cho rằng điều này không gây nên sự khác biệt. Tuy nhiên, khá nhiều các nghiên cứu này chỉ có quy mô nhỏ và dựa vào việc lấy kết quả huyết áp chỉ một lần.
Một trong các nghiên cứu có quy mô lớn hơn được thực hiện ở một trung tâm điều trị tăng huyết áp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Các nhà nghiên cứu tại đây đã ghi lại huyết áp bệnh nhân khi ngồi bắt chéo chân và không ngồi bắt chéo chân. Kết quả: chỉ số huyết áp cao hơn khi bệnh nhân ngồi bắt chéo chân, nhưng khi việc đo huyết áp được thực hiện chỉ ba phút sau khi người đó hết ngồi bắt chân, huyết áp lại quay lại mức bình thường. Những người có huyết áp tăng cao nhất khi ngồi bắt chéo chân thường là những người đã được điều trị vì bệnh tăng huyết áp. Các nhà nghiên cứu cho rằng: một là do việc đặt đùi này lên trên đùi kia làm tăng lượng máu đẩy đi từ tim, khiến huyết áp tăng. Cách lý giải khác là huyết áp tăng vì các cơ chân vận động mà không cần sự di chuyển của các khớp xương, làm tăng lực cản đối với lượng máu đi qua các mạch máu. Điều này cũng có thể lý giải vì sao việc gác hai chân lên nhau nơi cổ chân lại không tạo ra tác dụng tương tự.
Nhằm tìm cách đánh giá xem cách giải thích nào là đúng, một nghiên cứu ở Nijmegen tại Hà Lan đã thực hiện nhiều đo đạc với cơ thể. Nhóm nghiên cứu nhận thấy sự kháng cự trong các mạch máu không tăng khi nhịp tim chậm và hai chân bắt lên nhau, nhưng lượng máu đi từ tim lại tăng, chứng tỏ huyết áp tăng là do việc bắt chéo chân đã tăng lượng đẩy máu về tim. Như thế, việc ngồi khoanh chân có thể làm tăng huyết áp tạm thời, nhưng bằng chứng về những hậu quả lâu dài thì chưa có. Trừ một trường hợp ngoại lệ: những người có nguy cơ bị tụ máu được khuyên không nên ngồi bắt chéo chân lâu vì đối với họ, việc cản trở lưu thông máu có thể tăng nguy cơ huyết khối hình thành sâu trong mạch.
Ngồi bắt chéo chân gây giãn tĩnh mạch?
Về nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch vẫn còn là điều bí ẩn. Bình thường những van nhỏ trong mạch máu giúp ngăn máu bị chảy sai hướng, nhưng nếu các van này bị yếu đi, máu có thể tụ lại, tạo nên các tĩnh mạch lớn được gọi là tĩnh mạch bị giãn. Việc bị giãn tĩnh mạch có thể bị ảnh hưởng do ngồi vắt chéo chân, vì ở tư thế này lâu làm tăng sức cản máu về tim, gây giãn tĩnh mạch.
Tác động của ngồi bắt chéo chân với khớp xương
Nghiên cứu cho thấy, những người ngồi bắt chéo chân quá ba tiếng mỗi ngày thường có xu hướng nghiêng về phía trước và hay xoay tròn vai. Nhưng nghiên cứu này lại phụ thuộc vào sự tự ước tính của mỗi người về thời gian họ ngồi bắt chéo chân. Những nghiên cứu được công bố trong năm nay cho thấy nếu người ta được yêu cầu ngồi thẳng trong khi bắt chéo chân, những vấn đề về dáng vóc sẽ được khắc phục. Một điểm tình cờ là số người thường bắt chân phải lên chân trái cao gần gấp hai lần số người bắt chân trái lên chân phải.
Nghiên cứu của Đại học Medical Centre ở Rotterdam, Hà Lan cho rằng ngồi bắt chéo chân có thể có lợi. Các nhà nghiên cứu đã xem xét trường hợp những người đàn ông và phụ nữ trẻ trong lúc họ ngồi thẳng, ngồi bắt chéo chân ở phần đùi hoặc ở phần cổ chân. Họ nhận ra rằng việc ngồi bắt chéo chân có thể tăng độ giãn của cơ thể hình quả lê 11% khi so sánh với việc ngồi không bắt chéo chân và tăng 21% so với khi đứng.
Do đó, nếu bạn thích ngồi bắt chéo chân, có lẽ bạn sẽ không tự làm tổn thương mình nếu như không ngồi lâu cho đến khi cả hai chân đều bị tê.
(Theo BBC Future)
BS. Ninh Hồng

cùng bài thuốc bổ dưỡng vi cá mập trong đông y nam ngoc cau chữa trị bệnh tiểu đường nam chaga
Powered by Blogger.

Nấm Lim Xanh Quảng Nam

Liên Hệ Tư Vấn

Tin Tức Mới Nhất